Trọng tải xe tải là gì? Tư vấn chọn tải trọng xe phù hợp

Trọng tải xe tải là gì? Tải trọng và trọng tải của xe tải có giống nhau? Khi chọn mua xe tải thì cần tính toán như thế nào để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn giao thông?

Trọng tải xe tải là gì?

Trọng tải xe tải là gì?

Trọng tải xe tải là tổng khối lượng hàng hoá được phép chở và được quy định rõ theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.(trích khoản 9 điều 3 tại thông tư 31/2019/TT-BGTVT)

Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ thêm về khái niệm này như sau:

  • Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
  • Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

Vậy chúng ta có thể hiểu trọng tải của xe là tổng khối lượng mà xe có thể chở và lưu hành trên đường theo thông số mà nhà sản xuất đưa ra bao gồm cả hàng hoá và người ngồi trên xe. Các thông số này sẽ được công bố và ghi rõ trong Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe.

Vậy tải trọng có phải là trọng tải?

Trọng tải với tải trọng là hai thông số hoàn toàn khác nhau

Cho đến nay vẫn có khá nhiều người cho rằng hai khái niệm này là một do chúng gần giống nhau và dễ gây hiểu lầm. Thực tế thì tải trọng và trọng tải là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn và các tài xế cần phân biệt để tránh nhầm lẫn khi lựa chọn xe. Vậy tải trọng xe tải là gì?

Tải trọng xe tải là khối lượng hàng hoá thực tế mà xe chở và không tính trọng lượng xe và hành khách trên xe.

Như vậy chúng ta đã có thể phân biệt được hai khái niệm này như sau:

  • Khái niệm tổng khối lượng của xe và hàng hoá chở tối đa trên xe được gọi là Trọng tải.
  • Khái niệm khối lượng hàng hoá thực tế mà xe chở được và không bao gồm khối lượng xe và người thì được gọi là tải trọng.
Thông tin về trọng tải trong phiếu kiểm tra chất lượng của xe tải Hyundai

Ví dụ về thông tin phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe tải Hyundai H150 thùng kín gồm:

  • Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông: 3500 kg . Thông số này thể hiện cho Trọng tải của xe tức khối lượng tối đa khi tham gia giao thông là 3500 kg.
  • Khối lượng hàng hoá chuyên chở cho phép tham gia giao thông: 1295 kg. Tức đây chính là tải trọng xe hay khối lượng hàng hoá tối đa chở của xe.
  • Khối lượng bản thân: 2010 kg. Thông số này dễ hiểu chính là trọng lượng của xe khi không chở bất cứ thứ gì trên xe.
Các thông số xe cần biết của xe tải

Ngoài 3 thông số về trọng lượng trên thì còn 1 số định nghĩa khác liên quan đến xe như:

  • Trọng lượng tịnh (Net weight): là trọng lượng của xe tải khi không có hàng hóa hoặc bất kỳ vật dụng nào khác trên xe.
  • Trọng lượng toàn bộ (Gross weight): là trọng lượng của xe tải cùng với hàng hóa và các vật dụng khác trên xe.
  • Trọng lượng kéo theo (Towing weight): là trọng lượng tối đa mà một xe tải có thể kéo theo một xe khác.
  • Trọng lượng chuyên chở (Payload): là trọng lượng của hàng hóa mà một xe tải có thể chở được, được tính bằng cách trừ trọng lượng tịnh của xe tải và các vật dụng khác khỏi trọng lượng toàn bộ của xe tải.

Khi chở quá trọng tải cho phép thì sẽ bị xử lý ra sao?

Các thông số về trọng tải và tải trọng của xe tải được ghi rõ bởi nhà sản xuất và được pháp luật quy định để đảm bảo an toàn giao thông. Việc chở quá trọng tải cho phép không những vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành và tuổi thọ xe.

Vậy mức phạt cho các trường hợp chở quá trọng tải được quy định rõ trong nghị định 100/2019/NĐ-CP123/2021/NĐ-CP như sau:

Hành vi vi phạmMức phạtCăn cứ
Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô01 – 02 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

Điểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng800.000 – 01 triệu đồngĐiểm a khoản 2 Điều 24
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 30% – 50%03 – 05 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

Điểm a khoản 5 và điểm a khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 50% – 100%05 – 07 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

Điểm a khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 100% – 150%07 – 08 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 150%08 – 12 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng

Điểm a khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 24

Chi tiết về mức phạt cho cả tài xế và chủ xe

STTMức quá tảiMức phạt với lái xeMức phạt với chủ xe
1Dưới 10%Không bị phạtKhông bị phạt
210 – 30%800.000 – 01 triệu đồng02 – 04 triệu đồng
330 – 50%03 – 05 triệu đồng06 – 08 triệu đồng
450 – 100%05 – 07 triệu đồng14 – 16 triệu đồng
5100 – 150%07 – 08 triệu đồng16 – 18 triệu đồng
6Trên 150%08 – 12 triệu đồng18 – 20 triệu đồng

Phân loại tải trọng xe

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các mẫu mã xe tải cùng với rất nhiều các loại tải trọng khác nhau. Và để phân biệt chúng, người ta chia tải trọng xe tải thành 3 loại:

  • Xe tải nhẹ: những mẫu xe tải có tải trọng dưới 5 tấn, có kích thước nhỏ, linh hoạt và tiết kiệm nhiên liệu. Mẫu xe tải nhẹ rất được ưa chuộng bởi tính linh hoạt, đặc biệt là tại các khu vực đô thị đông đúc. Với tải trọng nhỏ thường được sử dụng để chuyên chở các mặt hàng như giấy tờ, văn phòng hay một số các thực phẩm thiết yếu,… Các mẫu xe tải Hyundai nhẹ phổ biến như: Hyundai H150, N250, N250SL, 75S.
  • Xe tải trung: Là những mẫu xe tải có tải trọng dưới 15 tấn thích hợp với những quãng đường dài từ tỉnh này sang tỉnh khác. Những mẫu xe tải trung thường được sử dụng để chở các loại hàng hoá như vật liệu xây dựng, máy móc công nghiệp,… Các mẫu xe tải trung của Hyundai có thể kể đến như: Hyundai 110 Series(110XL, 110SP, 110SL) và EX8 Series (EX8 GTL, EX8 GTS2, EX8L).
  • Xe tải nặng: Là những mẫu xe tải lớn có tải trọng từ 15 tấn cho đến tối đa tới 40 tấn và thường có rơ móc đi kèm. Những mẫu xe tải nặng thường có kích thước rất lớn và được sử dụng để chở các loại hàng hoá cồng kềnh và di chuyển khoảng cách xa trong nhiều ngày liền. Những mẫu xe tải nặng được kể đến như: Hyundai HD240, HD260, HD320.

Lựa chọn trọng tải xe như thế nào cho phù hợp

Khi mua xe tải, việc chọn trọng tải phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hóa và tránh vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần xác định khối lượng hàng hóa cần vận chuyển thường xuyên nhất. Sau đó, cần tính toán trọng lượng tải trọng của chính xe, bao gồm cả tài xế và nhiên liệu.

Lựa chọn tải trọng xe phù hợp với nhu cầu để tránh lãng phí và vi phạm quy định.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng trọng tải của xe tải không được vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật và không nên chọn quá so với nhu cầu thực tế, vì điều này sẽ gây lãng phí tài nguyên và tăng chi phí hoạt động.

Sau đây là một vài lời khuyên cho các bác tài khi lựa chọn tải trọng xe tải phù hợp với nhu cầu:

  • Tính toán kỹ khối lượng hàng hoá cần chở để không chọn những xe có tải trọng quá lớn, gây lãng phí nhiên liệu, giảm tiền lời khi kinh doanh. Tải trọng xe tải càng lớn thì mức tiêu hao nhiên liệu càng lớn.
  • Tải trọng xe quá nhỏ so với khối lượng hàng hoá mỗi lần chở, làm tăng số lần di chuyển, đồng nghĩa với việc tăng chi phí xăng dầu, thời gian bốc dỡ.
  • Không nên lựa chọn tải trọng quá sát với nhu cầu hàng hoá, bởi rất có thể có lần chúng ta cố nhồi nhét hàng hoá đủ hoặc vượt quá tải trọng cho phép sẽ bị phạt tiền khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra .
  • Khi mua xe nên trình bày rõ nhu cầu để nhân viên bán hàng tư vấn lựa chọn xe phù hợp nhất.

Tải trọng xe là khái niệm rất quan trọng trong việc lựa chọn xe tải bởi nó không chỉ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá mà còn là quy định pháp luật. Việc hiểu rõ tải trọng xe không những giúp các bác tài tính toán hàng hoá vận chuyển tối ưu về chi phí khi mua xe mà còn chi phí trong kinh doanh. Hy vọng với những chia sẻ trên, Hyundai Bắc Việt phần nào giúp cho các bác tài cũng như khách hàng của mình những kiến thức bổ ích về lĩnh vực xe tải. Mọi thông tin thắc mắc hoặc tư vấn xe tải vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn và nhận những khuyến mãi mới nhất từ đại lý của chúng tôi.